Thuyết thị trường hiệu quả và bước đi ngẫu nhiên

Thuyết thị trường hiệu quả và bước đi ngẫu nhiên

  • KHÁI NIỆM

Cơ sở hình thành Lý thuyết thị trường hiệu quả

  • Giả thuyết thị trường hiệu quả được xây dựng dựa trên giả định, các nhà đầu tư ra quyết định mua bán chứng khoán dựa trên việc xác định giá trị được ước lượng bằng dự tính hợp lý. Theo cách đó, giá chứng khoán sẽ phản ánh tất cả và ngay lập tức đối với mọi thông tin liên quan.
  • Dự tính hợp lý là dự tính được tính toán trên cơ sở sử dụng mọi thông tin sẵn có trên thị trường.

 

  • Fama (1970) cho rằng: “Thị trường mà tại đó giá luôn phản ánh những thông tin sẵn có, được gọi là thị trường hiệu quả”.
  • Malkiel (1992) lập luận rằng một thị trường vốn được cho là hiệu quả nếu nó phản ánh đầy đủ và chính xác tất cả các thông tin liên quan trong việc xác định giá chứng khoán.

 

  • CÁC GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
  • Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu ((weak – form effiency)

Ø Giả định rằng giá chứng khoán đã phản ánh kịp thời toàn bộ thông tin có thể có được từ dữ liệu giao dịch trong quá khứ: giá, khối lượng giao dịch và tỉ suất thu nhập.

Ø Dữ liệu giá trong quá khứ được công khai và nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận.

Ø Giả sử nếu dữ liệu quá khứ thể hiện xu hướng trong tương lai, ngay lập tức các nhà đầu tư sẽ khai thác và sử dụng thông tin đó.

  • Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng trung bình (semi – strong form effiency)

Ø Giả định rằng tất cả thông tin liên quan tới công ty đã được công bố rộng rãi và các thông tin quá khứ đều được phản ánh vào giá chứng khoán.

Ø Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều không mang lại tỷ lệ lợi tức bất thường cho nhà đầu tư.

  • Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh (strong form effiency)

Ø Tất cả các thông tin liên quan đến chứng khoán, bao gồm cả thông tin nội gián cũng được phản ánh vào giá chứng khoán.

Ø Không có bất kỳ phân tích nào có thể đem lại lợi tức vượt trội cho nhà đầu tư.

Ø Sử dụng chiến lược quản lý danh mục thụ động.

 

  1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ (tiếp theo)
  • Ý nghĩa đối với nền kinh tế

Ø Thị trường chứng khoán sẽ là thị trường có hiệu quả trong việc phân phối các nguồn lực.

Ø Vốn sẽ được chuyển đến những nơi sử dụng hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, làm tăng hiệu quả xã hội.

  • Ý nghĩa đối với nhà đầu tư

Ø Các nhà đầu tư không thể sử dụng thông tin công khai như giá cổ phiếu trong quá khứ hay khối lượng giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận bất thường trên thị trường chứng khoán.

Ø Cổ vũ cho chiến lược đầu tư mang tính chất thụ động.

Ø Nhà quản lý không thể “đánh lừa” nhà đầu tư trên thị trường bằng cách sử dụng thủ thuật kế toán.

  • Ý nghĩa đối với nhà phân tích

Ø Nếu thị trường là hiệu quả, mọi thông tin này đều được phản ánh trong giá. Do đó, phân tích cơ bản cũng không phát huy được trong trường hợp này.

Ø Lý thuyết thị trường hiệu quả cũng hàm ý rằng phương pháp phân tích kĩ thuật sẽ không có giá trị.

 

KIỂM ĐỊNH THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG TRUNG BÌNH

  • Các nghiên cứu nhằm dự đoán tỷ suất lợi tức tương lai bằng việc sử dụng những thông tin công khai trừ các thông tin thị trường thuần túy như mức giá và khối lượng giao dịch đã được xem xét trong kiểm định dạng yếu.
  • Các nghiên cứu sự kiện khảo sát xem các cổ phiếu điều chỉnh nhanh như thế nào đối với các sự kiện kinh tế cụ thể quan trọng.

 

KIỂM ĐỊNH THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG MẠNH

  • Để kiểm định thị trường hiệu quả dạng mạnh cần biết được thời điểm khi nào xuất hiện thông tin nội bộ hay thông tin nội gián.
  • Các nhà đầu tư xác định giá trị chứng khoán dựa trên dự báo về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong tương lai.

 

QUAN TRỌNG

Nhận xét của Tom William:

  • Thị trường chứng khoán tuy nó hỗn độn và phức tạp nhưng nó rõ ràng dựa trên logic .
  • Giá trên thị trường tài chính cũng như giá trêm thị trường khác đều được điều khiển bởi CUNG -CẦU
  • Khi hiểu được quy luật Cung – Cầu , giá sẽ không phải là ngẫu nhiên và không dự đoán được nữa
  • Để trở thành 1 Trader hiệu quả , bạn cần hiểu được quy luật Cung – Cầu và cách thức áp dụng trong từng điều kiện thị trường khác nhau -> Đây là tiên đề cho VSA

MỘT SỐ QUY TẮC VỀ SỰ ĐIỀU KHIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG


–  
Một đợt biến động giá mạnh ( lên hoặc xuống ) là kết quả của một hoặc nhiều ( thường là 1 nhóm ) các BBs điều khiển giá cổ phiếu.

  • Nhiều khi giá cổ phiếu biến động mạnh mà không có thông tin gì biến đổi đối với cổ phiếu đó.
  • Làm được điều này các BBs cho rằng :

+ Đám đông thường NGU NGỐC

+ Sẵn sàng đua lệnh mua CAO

+ Sẵn sàng đua lệnh bán Thấp

  • Các BBs điều khiển được tâm lý đám đông , họ thành công.
  • Nếu BBs muốn bán cổ phiếu , họ sẽ tạo ra các tin tốt về công ty đó
  • Khi các BBs đã bán xong cổ phiếu , họ sẽ tạo ra những tin xấu hoặc chiến dịch không có tin tức gì cả.
  • Bất kỳ cổ phiếu nào đang tăng giá mạnh mà có phiên giao dịch với khối lượng rất lớn thì nhiều khả năng bắt đầu cho 1 chu kỳ phân phối.
  • BBs luôn mong muốn các nhà đầu tư nhỏ phải mua với giá cao và sau đó phải bán với giá thấp.
  • Nếu cổ phiếu thực sự tăng , nhà đầu tư nhỏ sẽ là người biết cuối cùng hoặc là người bị ép thoát hết hàng tại giá rất thấp.
  • Ngược lại nếu cổ phiếu giảm giá , nhà đầu tư nhỏ cũng là người cuối cùng thấy được.
  • BBs luôn cố gắng để các nhà đầu tư nhỏ chính là những người kéo giá cổ phiếu lên 1 tầng cao mới.
  • BBs là người hiểu rõ cảm xúc của các nhà đầu tư nhỏ lúc thị trường lên cũng như khi thị trường xuống và điều khiển cảm xúc của các nhà đàu tư nhỏ như đang chơi Piano.

+ Khi thị trường lên : nhà đầu tư nhỏ thường tham lam và nhảy vào mua cổ phiếu bằng mọi giá.

+ Khi thị trường sụt giảm : Nhà đầu tư nhỏ sợ mất hết thành quả và cũng sẵn sàng bán bằng mọi giá.

  • Luôn luôn có 1 lớp những nhà đầu tư nhỏ mới được tạo ra.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *