Thanh khoản chứng khoán và Tỷ suất vòng quay chứng khoán

Thanh khoản Chứng khoán – Khái niệm và đơn vị đo lường

– Khái niệm: Thanh khoản Chứng khoán được hiểu đơn giản là khả năng dễ dàng Mua Bán Chuyển nhượng Chứng khoán mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến Giá Thị trường của Tài sản ở đây là Chứng khoán. Ví dụ: Khi ta nói “Chứng khoán có thanh khoản hơn Bất động sản” hàm ý ở đây tức lúc cần tiền ta có thể dễ dàng bán Chứng khoán thành tiền ngay lập tức với Giá thị trường đang giao dịch hơn là quá trình bán Bất động sản thành tiền. Vì thông thường thì Bất động sản muốn bán cũng không thể dễ dàng bán ngay trong 1 vài ngày, trong khi Chứng khoán thì có thể làm như vậy được. Như vậy, Thanh khoản Chứng khoán cũng có thể hiểu là tính “lỏng”, tính dễ dàng chuyển đổi thành tiền của Tài sản (Chứng khoán).

Do trong Chứng khoán về cơ bản chia ra 3 làm loại chính là: Cổ phiếu, Trái phiếu và Chứng chỉ Quỹ. Do phổ biến nhất là Cổ phiếu nên mình sẽ tập trung nói về Thanh khoản Cổ phiếu, thay vì Thanh khoản Trái phiếu hay Thanh khoản Chứng chỉ Quỹ vốn rất ít được mọi người quan tâm.

 

– Đơn vị Đo lường: từ rất lâu rồi, Thanh khoản Cổ phiếu thường được cho là Số lượng Cổ phiếu Giao dịch hàng ngày hoặc Giá trị Giao dịch hàng ngày của Cổ phiếu đó trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên xét 1 cách đúng nhất thì Giá trị sẽ là chính xác nhất, do có nhiều cổ phiếu có thể 1 ngày giao dịch với số lượng vài triệu cổ phiếu nhưng Giá trị chưa chắc đã cao do Giá cổ phiếu đó quá thấp và do đó chưa chắc đã ảnh hưởng nhiều đến Thị trường về Tâm lý hay Xu hướng.

Thanh khoản Chứng khoán phụ thuộc vào yếu tố gì?

Thống kê ở trên cũng đã chỉ ra rằng các cổ phiếu có thanh khoản lớn nhất thường có ảnh hưởng chung đến Xu hướng Thị trường và cũng thường là các Công ty lớn hàng đầu của Thị trường.

– Số lượng Cổ phiếu Đang Lưu hành: Rõ ràng là Công ty có Số lượng Cổ phiếu Đang Lưu hành lớn hơn thì sẽ có cơ sở điều kiện Cần để Giá trị giao dịch hàng ngày sẽ lớn hơn, tất nhiên Số lượng này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc tăng Vốn điều lệ Hàng năm của Công ty Niêm yết.

– Tỷ lệ Cổ phiếu Tự do chuyển nhượng hay còn gọi là Tỷ lệ Free-Float: Số lượng Cổ phiếu Đang Lưu hành ở trên mới chỉ là Tổng số Cổ phiếu đang có trên Thị trường, tuy nhiên nếu trừ đi số lượng Cổ phiếu của các Cổ đông Nội bộ, Cổ đông Chiến lược, … thì ta mới ra Số lượng Cổ phiếu Đang thực sự tự do và đây mới chính là Cơ sở để Số lượng Cổ phiếu Đang giao dịch hàng ngày có thể cao lên được, qua đó góp phần làm cho Giá trị Giao dịch hàng ngày lớn hơn

 

– Giá Cổ phiếu: đây cũng là 1 thành tố tạo nên Giá trị, vì nó chính bằng số lượng nhân với Giá. Giá cổ phiếu càng cao thì Giá trị giao dịch hàng ngày càng cao

Tỷ suất Vòng quay Chứng khoán – Khái niệm, Công thức

– Khái niệm và Công thức: ở bài viết Tỷ lệ Free-Float và Vốn hóa Thị trường điều chỉnh Tỷ lệ Free-Float ta hiểu rằng thường chỉ có 1 lượng Cổ phiếu được phép tự do chuyển nhượng nhất định. Tuy nhiên ngay cả khi thuộc diện cổ phiếu tự do chuyển nhượng thì thường cũng chỉ có 1 lượng nhất định hàng ngày tham gia Giao dịch Mua bán để tạo ra Giá thị trường Ví dụ như bản thân nhà đầu tư mua để đầu tư vài năm chả hạn thì đương nhiên là không có Giao dịch. Nếu như Tỷ lệ Giao dịch hàng này này quá thấp so với Tổng số lượng Cổ phiếu Tự do chuyển nhượng thì rõ ràng là Giá cổ phiếu sẽ ít mang tính Thị trường hơn hay gọi nôm na là cổ phiếu dễ bị “thao túng”, “làm giá” và không phản ánh đúng Giá trị. Kết quả là việc Đầu tư của chúng ta đôi khi sẽ bị “hớ” khi nhìn vào Giá hiện tại của các Cổ phiếu có Tỷ lệ giao dịch hàng ngày quá ít. Để đo lường việc này người ta dùng khái niệm Tỷ suất Vòng quay Chứng khoán và được tính theo Công thức sau:

– Ứng dụng của Tỷ suất Vòng quay Chứng khoán: Tỷ số này quá nhỏ thì rõ ràng là Giá cổ phiếu của Công ty đó sẽ dễ dàng bị thao túng làm Giá và tốt nhất là không nên Giao dịch các mã này. Và nếu Tỷ suất này tốt nhất là nên phải >0,5% thì hãy xem xét Giao dịch vì lúc đó thường là khó thao túng hơn tức là Đúng giá Thị trường hơn, nhất là trong bối cảnh bạn là Nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc Giao dịch và Định giá Giá trị Cổ phiếu. Giao dịch hàng ngày của Công ty càng lớn thì càng khó Thao túng giá và kinh nghiệm chia sẻ thêm nếu bạn là 1 Nhà đầu tư lớn thì tốt nhất Giá trị Mua bán Cổ phiếu của bạn ở 1 Cổ phiếu không nên vượt quá 10% Giá trị Giao dịch Khớp lệnh của Cổ phiếu đó trong Giai đoạn mà bạn đang xem xét Mua Bán, tức là khi Giá trị Mua bán của bạn hàng ngày vượt qua >10% Giá trị Tổng cả ngày của Cổ phiếu đó thì sẽ khó Mua Bán nên khi bạn nhiều tiền thì Mã bạn chọn sẽ khó hơn rất nhiều hoặc là bạn phải chấp nhận Đầu tư lâu dài như các Quỹ đầu tư ngoại lớn. Riêng với 2 Sở HOSE và HNX thì Tỷ suất này sẽ là 1 trong các Tiêu chí quan trọng để Sở xem xét việc lựa chọn Cổ phiếu vào các Chỉ số của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *